Ăn cà ri tốt cho sức khỏe

Cây cà ri (curry) có tên khoa học Murraya koenigi, họ Rutaceae. Cây có dạng bụi, cao khoảng 1 - 2m, lá mọc đối xứng từ 17 - 21 đôi, hình giống như trái xoan nhưng không đều, mép hơi có răng. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành ngù ở ngọn. Thân và lá có lông mịn; lá có vị đắng nhẹ và rất thơm. Quả mọc thành chùm, khi chín mọng có màu tím sẫm, bên trong có một, hai hạt. Người ta dùng lá, quả, vỏ và rễ cây cà ri làm gia vị, thực phẩm và làm thuốc.


Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka, thích hợp với khí hậu nhiệt đới và đất thịt. Cây được trồng khắp nơi ở Ấn Độ chủ yếu để lấy lá làm hương liệu gia vị hoặc để trang trí. Lá cà ri Ấn Độ cũng được xuất cảng sang nhiều nước. Cây cà ri còn được trồng ở nhiều nước như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia... Ở Việt Nam, cây cà ri được trồng nhiều ở Nha Trang (Khánh Hòa).
Cà ri bột được điều chế sau khi nghiền nát lá và nhiều nhà nghiên cứu ở Anh đã chế biến loại bột bắt chước hương vị của cà ri Ấn Độ. Ở Ấn Độ, các chuyên gia ẩm thực thường dùng lá tươi để chế biến, chiên lá trong bơ hoặc dầu trong vài phút, đặc biệt là dùng cà ri chế biến thực phẩm cho những người ăn chay.
Kết quả phân tích thành phần hoạt chất trong 100g lá cà ri cho thấy có 66,3% nước, 6,1% protein gồm các acid amine tự do như asparagine, serine, aspartic acid, glutamic acid, threomine, proline, alanine, tyrosine, tryptophan, histidine... vốn là các acid amine có lợi cho sức khoẻ, 1% chất béo, 16% carbohydrat và 4,2% nguyên tố vi lượng gồm calci, phosphore, sắt và vitamine C. 

Chính vì vậy, lá cà ri có giá trị cao về mặt dinh dưỡng. Theo y học cổ truyền Ấn Độ, lá cà ri được xem như một loại thuốc bổ, tăng cường hoạt động của bao tử và đôi khi còn được dùng như một loại thuốc xổ nhẹ. Người ta cũng thường lấy lá cà ri trộn với một vài thảo dược có tính ấm như đinh hương, nghệ, hồ lô ba, rau mùi, gừng, quế, thảo quả, hồi, ngò... để làm gia vị ướp thực phẩm. Mỗi ngày dùng 15g lá cà ri ép lấy nước, cho thêm một ít bơ sữa sẽ có một loại xốt để trộn với rau cải.
Dược tính của cà ri

1/- Điều trị rối loạn tiêu hóa: 1- 2 muỗng nước ép lá cà ri, thêm 1 muỗng nước ép trái quất và một ít đường sẽ là một loại thuốc rất hiệu nghiệm chữa chứng đau bụng, nôn mửa do ăn không tiêu hoặc ăn quá nhiều chất béo. Lá cà ri nghiền thành bột trộn với vài muỗng bơ, sữa ăn lúc bụng đói sẽ ngăn ngừa chứng rối loạn tiêu hóa hay bụng đầy hơi. Lá cà ri nấu chín có thể ăn không hoặc trộn với mật ong có thể chữa chứng tiêu chảy, kiết lỵ và bệnh trĩ. 1 muỗng bột hoặc 1 muỗng nước sắc vỏ cây cà ri hòa với nước sẽ chặn đứng được chứng nôn mửa.

2/- Chữa bệnh tiểu đường: Mỗi buổi sáng ăn 10 lá tươi Cây cà ri (curry) có tên khoa học Murraya koenigi 1612 Triều Thành * 017 (chọn lá không non không già), ăn liên tục trong 3 tháng sẽ ngừa được bệnh tiểu đường. Theo Giáo sư Peter Houghton thuộc King College ở London (Anh), những người ăn lá cây cà ri thường xuyên có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường Peter Houghton và các đồng nghiệp cho biết lá cây cà ri thường được dùng để chế biến các món ăn và thuốc chữa lành vết thương, có các chất có tác dụng giảm lượng đường thải ra trong nước tiểu ở những bệnh nhân tiểu đường do di truyền, đồng thời có tác dụng kiểm soát lượng đường đưa vào máu. Ở các bệnh nhân bị tiểu đường do béo phì, lá cà ri có tác dụng làm giảm lượng triglyceride và cholesterol toàn phần trong máu, giúp người bệnh giảm cân và khi trọng lượng cơ thể giảm, lượng đường bài tiết qua nước tiểu cũng giảm theo. TS. Deepali Shastri cho biết: Ngoài cách ăn lá tươi, bệnh nhân tiểu đường còn có thể làm hạ đường huyết bằng cách ngâm một muỗng cà phê hạt cà ri trong ly nước, để qua đêm rồi chắt nước uống mỗi buổi sáng.

3/- Tác dụng chống oxy hóa tế bào: Các nhà nghiên cứu ở Anh đã phát hiện ra rằng lá cà ri, loại gia vị truyền thống của người Ấn từ hàng nghìn năm qua, có khả năng ngăn ngừa ung thư nhờ tính chất chống oxy hóa tế bào, bảo vệ các tế bào gan và tăng cường việc thải độc của gan. Nước ép rễ cây cà ri còn có tác dụng bổ thận, chữa đau và các rối loạn có liên quan đến tiết niệu và sinh dục.

4/- Chữa tóc bạc sớm: Lá cà ri được xem như một nguồn dinh dưỡng tốt giúp ngăn ngừa hiện tượng tóc bạc sớm. Theo các nghiên cứu, lá cà ri có tác dụng nuôi dưỡng chân tóc, giúp cho tóc mới mọc khoẻ hơn và có đầy đủ sắc tố. Có thể ăn lá cà ri với nhiều cách chế biến như trộn giấm, xốt hoặc xay với một ít bơ, sữa.

5/- Dưỡng tóc: Lá cà ri đun với dầu dừa đến khi đặc sệt và có màu đen bôi lên chân tóc sẽ giúp nuôi dưỡng chân tóc, kích thích tóc mọc nhiều hơn, giúp tóc khỏe và giữ được màu đen tự nhiên.

6/- Trị phỏng và vết cắn của côn trùng: Lá cà ri có thể được dùng làm cao đắp lên các vết phỏng, các vết thâm tím, mẩn ngứa trên da. Trong trường hợp bị côn trùng chích hay rắn rết cắn, có thể dùng trái cà ri chín, ép lấy nước pha với nước ép trái quất để bôi lên vết thương.

7/- Bổ mắt: Ép lấy nước lá cà ri tươi pha loãng trong nước đun sôi để nguội, lọc thật sạch rồi nhỏ vào mắt để cho mắt sáng hơn, tăng cường thị lực và ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể (cườm mắt).

8/- Các tác dụng khác: Theo y học cổ truyền Ấn Độ, lá cà ri còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hạ huyết áp và giúp tăng cường trí nhớ (có thể dùng cho các bệnh nhân Alzheimer). Cách dùng: Từ nhiều thế kỷ qua, người Ấn, nhất là ở miền Nam, xem lá cà ri như một hương liệu thiên nhiên được chế biến với tên gọi samber, rasam (gồm lá cà ri trộn với hành tây, rau mùi, cà rốt, khoai tây, nước me, ngò tây, bột nghệ, mù tạt, ớt đỏ, dừa...) hoặc dùng bột cà ri để chế biến các món ăn. Chutney là tên một loại rau ghém gồm lá cà ri trộn với rau mùi, dừa nạo và cà chua. Người Việt thường dùng bột cà ri trong các món như cơm chiên, bánh xèo hoặc các món như cà ri gà, thỏ, vịt, dê, trừu, cá, lươn nấu chung với khoai, đậu, củ hành..., tùy theo khẩu vị của mỗi địa phương. Có thể nói cả cây cà ri - từ lá, vỏ, thân, rễ đến trái - đều có ích, vừa là thực phẩm bồi bổ cơ thể vừa là một vị thuốc quý của y học cổ truyền.

Chú ý: Không nên nhầm lẫn cây cà ri với một cây khác cũng được gọi là cây cà ri hay điều nhuộm có tên khoa học Bisa orellana, họ Bixaceae, trái màu đỏ lớn như trái chôm chôm thường dùng để làm màu tự nhiên trong thực phẩm.

1 nhận xét:

  1. Dược thảo quý các bài thuốc chữa bệnh tai biến, tim, gan các bạn có thể tham khảo tại website www.thuocdongygiatruyen.com.vn

    Trả lờiXóa