Ăn cà ri tốt cho sức khỏe

Cây cà ri (curry) có tên khoa học Murraya koenigi, họ Rutaceae. Cây có dạng bụi, cao khoảng 1 - 2m, lá mọc đối xứng từ 17 - 21 đôi, hình giống như trái xoan nhưng không đều, mép hơi có răng. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành ngù ở ngọn. Thân và lá có lông mịn; lá có vị đắng nhẹ và rất thơm. Quả mọc thành chùm, khi chín mọng có màu tím sẫm, bên trong có một, hai hạt. Người ta dùng lá, quả, vỏ và rễ cây cà ri làm gia vị, thực phẩm và làm thuốc.


Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka, thích hợp với khí hậu nhiệt đới và đất thịt. Cây được trồng khắp nơi ở Ấn Độ chủ yếu để lấy lá làm hương liệu gia vị hoặc để trang trí. Lá cà ri Ấn Độ cũng được xuất cảng sang nhiều nước. Cây cà ri còn được trồng ở nhiều nước như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia... Ở Việt Nam, cây cà ri được trồng nhiều ở Nha Trang (Khánh Hòa).
Cà ri bột được điều chế sau khi nghiền nát lá và nhiều nhà nghiên cứu ở Anh đã chế biến loại bột bắt chước hương vị của cà ri Ấn Độ. Ở Ấn Độ, các chuyên gia ẩm thực thường dùng lá tươi để chế biến, chiên lá trong bơ hoặc dầu trong vài phút, đặc biệt là dùng cà ri chế biến thực phẩm cho những người ăn chay.
Kết quả phân tích thành phần hoạt chất trong 100g lá cà ri cho thấy có 66,3% nước, 6,1% protein gồm các acid amine tự do như asparagine, serine, aspartic acid, glutamic acid, threomine, proline, alanine, tyrosine, tryptophan, histidine... vốn là các acid amine có lợi cho sức khoẻ, 1% chất béo, 16% carbohydrat và 4,2% nguyên tố vi lượng gồm calci, phosphore, sắt và vitamine C. 

Chính vì vậy, lá cà ri có giá trị cao về mặt dinh dưỡng. Theo y học cổ truyền Ấn Độ, lá cà ri được xem như một loại thuốc bổ, tăng cường hoạt động của bao tử và đôi khi còn được dùng như một loại thuốc xổ nhẹ. Người ta cũng thường lấy lá cà ri trộn với một vài thảo dược có tính ấm như đinh hương, nghệ, hồ lô ba, rau mùi, gừng, quế, thảo quả, hồi, ngò... để làm gia vị ướp thực phẩm. Mỗi ngày dùng 15g lá cà ri ép lấy nước, cho thêm một ít bơ sữa sẽ có một loại xốt để trộn với rau cải.
Dược tính của cà ri

1/- Điều trị rối loạn tiêu hóa: 1- 2 muỗng nước ép lá cà ri, thêm 1 muỗng nước ép trái quất và một ít đường sẽ là một loại thuốc rất hiệu nghiệm chữa chứng đau bụng, nôn mửa do ăn không tiêu hoặc ăn quá nhiều chất béo. Lá cà ri nghiền thành bột trộn với vài muỗng bơ, sữa ăn lúc bụng đói sẽ ngăn ngừa chứng rối loạn tiêu hóa hay bụng đầy hơi. Lá cà ri nấu chín có thể ăn không hoặc trộn với mật ong có thể chữa chứng tiêu chảy, kiết lỵ và bệnh trĩ. 1 muỗng bột hoặc 1 muỗng nước sắc vỏ cây cà ri hòa với nước sẽ chặn đứng được chứng nôn mửa.

2/- Chữa bệnh tiểu đường: Mỗi buổi sáng ăn 10 lá tươi Cây cà ri (curry) có tên khoa học Murraya koenigi 1612 Triều Thành * 017 (chọn lá không non không già), ăn liên tục trong 3 tháng sẽ ngừa được bệnh tiểu đường. Theo Giáo sư Peter Houghton thuộc King College ở London (Anh), những người ăn lá cây cà ri thường xuyên có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường Peter Houghton và các đồng nghiệp cho biết lá cây cà ri thường được dùng để chế biến các món ăn và thuốc chữa lành vết thương, có các chất có tác dụng giảm lượng đường thải ra trong nước tiểu ở những bệnh nhân tiểu đường do di truyền, đồng thời có tác dụng kiểm soát lượng đường đưa vào máu. Ở các bệnh nhân bị tiểu đường do béo phì, lá cà ri có tác dụng làm giảm lượng triglyceride và cholesterol toàn phần trong máu, giúp người bệnh giảm cân và khi trọng lượng cơ thể giảm, lượng đường bài tiết qua nước tiểu cũng giảm theo. TS. Deepali Shastri cho biết: Ngoài cách ăn lá tươi, bệnh nhân tiểu đường còn có thể làm hạ đường huyết bằng cách ngâm một muỗng cà phê hạt cà ri trong ly nước, để qua đêm rồi chắt nước uống mỗi buổi sáng.

3/- Tác dụng chống oxy hóa tế bào: Các nhà nghiên cứu ở Anh đã phát hiện ra rằng lá cà ri, loại gia vị truyền thống của người Ấn từ hàng nghìn năm qua, có khả năng ngăn ngừa ung thư nhờ tính chất chống oxy hóa tế bào, bảo vệ các tế bào gan và tăng cường việc thải độc của gan. Nước ép rễ cây cà ri còn có tác dụng bổ thận, chữa đau và các rối loạn có liên quan đến tiết niệu và sinh dục.

4/- Chữa tóc bạc sớm: Lá cà ri được xem như một nguồn dinh dưỡng tốt giúp ngăn ngừa hiện tượng tóc bạc sớm. Theo các nghiên cứu, lá cà ri có tác dụng nuôi dưỡng chân tóc, giúp cho tóc mới mọc khoẻ hơn và có đầy đủ sắc tố. Có thể ăn lá cà ri với nhiều cách chế biến như trộn giấm, xốt hoặc xay với một ít bơ, sữa.

5/- Dưỡng tóc: Lá cà ri đun với dầu dừa đến khi đặc sệt và có màu đen bôi lên chân tóc sẽ giúp nuôi dưỡng chân tóc, kích thích tóc mọc nhiều hơn, giúp tóc khỏe và giữ được màu đen tự nhiên.

6/- Trị phỏng và vết cắn của côn trùng: Lá cà ri có thể được dùng làm cao đắp lên các vết phỏng, các vết thâm tím, mẩn ngứa trên da. Trong trường hợp bị côn trùng chích hay rắn rết cắn, có thể dùng trái cà ri chín, ép lấy nước pha với nước ép trái quất để bôi lên vết thương.

7/- Bổ mắt: Ép lấy nước lá cà ri tươi pha loãng trong nước đun sôi để nguội, lọc thật sạch rồi nhỏ vào mắt để cho mắt sáng hơn, tăng cường thị lực và ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể (cườm mắt).

8/- Các tác dụng khác: Theo y học cổ truyền Ấn Độ, lá cà ri còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hạ huyết áp và giúp tăng cường trí nhớ (có thể dùng cho các bệnh nhân Alzheimer). Cách dùng: Từ nhiều thế kỷ qua, người Ấn, nhất là ở miền Nam, xem lá cà ri như một hương liệu thiên nhiên được chế biến với tên gọi samber, rasam (gồm lá cà ri trộn với hành tây, rau mùi, cà rốt, khoai tây, nước me, ngò tây, bột nghệ, mù tạt, ớt đỏ, dừa...) hoặc dùng bột cà ri để chế biến các món ăn. Chutney là tên một loại rau ghém gồm lá cà ri trộn với rau mùi, dừa nạo và cà chua. Người Việt thường dùng bột cà ri trong các món như cơm chiên, bánh xèo hoặc các món như cà ri gà, thỏ, vịt, dê, trừu, cá, lươn nấu chung với khoai, đậu, củ hành..., tùy theo khẩu vị của mỗi địa phương. Có thể nói cả cây cà ri - từ lá, vỏ, thân, rễ đến trái - đều có ích, vừa là thực phẩm bồi bổ cơ thể vừa là một vị thuốc quý của y học cổ truyền.

Chú ý: Không nên nhầm lẫn cây cà ri với một cây khác cũng được gọi là cây cà ri hay điều nhuộm có tên khoa học Bisa orellana, họ Bixaceae, trái màu đỏ lớn như trái chôm chôm thường dùng để làm màu tự nhiên trong thực phẩm.

Cây cà ri - Kaloupilé - Curry tree


Cây cà ri - Kaloupilé - Curry tree

Kaloupilé - Curry tree
Cây Càri
Murraya koenigii (L.) Sprengel
Rutaceae



Đại cương :
Danh từ curry được biết từ nguồn gốc do danh từ Tamil « kariveppilai », kari có nghĩa là nước chấm, nước dùng và ilai là lá .
Cây cà ri, tên gọi tiếng tamoul ( curry ), là một cây vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trong họ Rutaceae, có nguồn gốc ở Ấn Độ.
Lá cà ri được sử dụng hầu hết các món ăn ở Tamil Nadu và Kerata. Do thường dùng trong những món ăn cà ri, nên lá có tên là « lá cà ri ». Ngoài ra ở hindi và Goudjrati, lá còn có tên gọi « karipatta », chữ patta có nghĩa là lá.

Người ta không nên lầm lẫn giữa lá cà ri và bột cà ri.

► Bột cà ri là một tổng hợp nhiều thành phần tạo nên bột
Thành phần và tĩ lệ các thành phần thay đổi tùy thuộc vào nguồn gốc sản xuất chế tạo.
Tuy nhiên, người ta có thể kể những thành phần chánh thường chứa như sau :
- gingembre
- tỏi ail
- hành tây oignon
- ngò coriandre
- cardamome verte và / hay noire
- cumin (Cuminum cyminum), thì là (Anethum graveolens), 2 hạt tương tự cùng họ và hương vị.
- nghệ curcuma
- ớt piment
- tiêu poivre
- fenouil
- fenugrec
- cubèbe
- đinh hương clou de girofle, thường nướng để tăng cường mùi thơm,
- muối sel
- hột cải moutarde
- v…v…

Danh sách thành phần có thể rất dài và rất thay đổi.

►Còn lá cà ri, là một sản phẫm thiên nhiên, tạo cho món ăn một hương vị đặc biệt.
Theo truyền thống, người ta thường phi ( chiên ) lá cà ri trong dầu trước khi thêm những thành phần khác, lá làm tăng sự khuếch tán hương vị trong tất cả món ăn. Các lá được lưu giữ trong chảo trong khi nấu.
Lá cà ri có thể lưu trử đông lạnh hoặc xấy khô, nhưng tựu trung thì hương vị không sao bằng lá tươi với hương vị độc đáo sống động không sánh bằng.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Murraya koenigii hay cây cà ri, có nguồn gốc ở Ấn Độ, mọc hoang dả. Cây phát triển mạnh trong các khu rừng nhiệt đới phía nam của bán đảo đã từ thiên niên kỷ, lá thường xanh, cho ra một hương vị thiết yếu trong món ăn ở Dravidian và Tích Lan. Lá cà ri, tái mọc lại rất nhanh, sự vững mạnh của cây, cũng như một loạt tính chất được liệu liên kết với hương vị sâu sắc và màu, cho ta một giải thích tại sao lá cà ri có một thế đứng vũng mạnh trong các món ăn của người Tamil Nadu, Kerala và người Tích Lan.
Mô tả thực vật :
Cây cà ri là một cây thuộc nhóm lá rụng, cao đến 7 m. Cành lúc non có lông. Tàng lá thưa thớt và mở rộng ra.
Vỏ cây có màu nâu sẫm.
Lá thơm, mọc xen, dài 15 cm, lá kép lẻ, tức có một lá chét ở đầu lá, lá phụ hình bầu dục bất xứng, phần đáy xiên, gân phụ 4 – 6 cặp láng ở mặt trên, mặt dưới dợt, có lông, bìa lá có răng và đỉnh lá nhọn.
Hoa, chùm tụ tán dày, hoa màu trắng, cao 6 mm, thơm, 5 cánh cao 6 mm, tiểu nhụy 10, noản sào 2 buồng, vòi nhụy ngắn dày.
Trái đỏ đậm, bóng sáng, khi chín to 0,5 cm đường kính.
Hạt, trái chứa 1 đến 2 hạt. Độc toxique
Bộ phận sử dụng :
Lá, trái.
Thành phận hóa học và dược chất :
- 3-methyl-carbazole;
- 3,3'-[oxybis(methylene)]bis(9-methoxy-9H-carbazole);
- 3xi-(1xi-hydroxyethyl)-7-hydroxy-1-isobenzofuranone;
- 8,8' '-biskoenigine;9-carbethoxy-3-methylcarbazole;
- 9-formyl-3-methylcarbazole;
- 11-selinen-4alpha,7beta-ol;
- bismahanine;
- bismurraya foline E;
- bispyrayafoline;
- byakangelicol;
- byakangelicin;
- euchrestins B;
- girinimbilol;
- girinimbine;
- gosferol;
- isomahanine;
- koenimbine;
- koeningin;
- koenoline;
- mahanimbicine;
- mahanimbinine;
- murrayanine;
- cyclomahanimbine;
- bicyclomahanibine;
- murrayanol;
- mahanine;
- xanthotoxin;
- isobyakangelicol;
- phellopterin;
- neobyakangelicol;
- isogosferol;
- murrayanine;
- murrayakoeninol;
- koenimbine;
- O-methylmahanine;
- O-methylmurrayamine-A;
- murrayazolinine;
- scopolin
Gần đây Syam va al, 2011 đã ghi nhận girinimbine, một alcaloïde được cô lập từ carbazole ( carbazole là một hợp chất mùi thơm, dị vòng hétérocyclique, có nguồn gốc trích từ hắc ín goudron và là chất chánh dùng để tổng hợp các sắc tố ) của cây, có tác dụng ức chế sự tăng trưởng và tự hủy diệt, gây ra bệnh ung thư tế bào gan cho người, những tế bào HepG2.
Đặc tính trị liệu :
Lá cà ri, vỏ và rể là thuốc bổ cho dạ dày.
Nghiền nát những thành phần trên, sử dụng để chữa lành :
- phát ban nổi mụn trên da,
- hay vết cắn có độc do côn trùng hoặc động vật.
Lá tươi giúp chữa lành :
- bệnh kiết lỵ dysenteris,
- ngâm trong nước nấu sôi làm ngưng ói mữa.
- nhuận trường yếu,
- kích thích chức năng của bao tử,
- và của ruột non bằng cách cải thiện lượng chất bài tiết khi tiêu hóa.
Lá cà ri còn giúp cho cơ quan trong trường hợp sau :
- Tiểu đường.
Ngoài ra nếu kết hợp với bơ từ sữa,, muối và hạt cumin hay aneth, có hiệu quả giàm :
- những vấn đề của dạ dày,
- Mất khẩu vị bữa ăn,
- Nhạt nhẽo,
- tiêu chảy,
- hoặc bị sốt .
Bột rể cà ri và vỏ làm giảm :
- đau thận,
- làm chậm sự lão hóa của tóc, nếu pha trộn với dầu dừa có thể kích thích sự tăng trưởng.
Tinh dầu trích từ lá có đặc tính :
- chống vi khuẩn,
- kháng nấm.
Nước ép tươi cà ri, tăng cường mắt và tầm nhìn ban đêm.
► Bệnh dạ dày - ruột :
Lá cà ri được xem như là loại thuốc :
- kiện vị bổ bao tử stomachique,
- Chống co thắc thuộc hệ tiêu hóa antispasmodique,
- giúp thúc đẩy sự ngon miệng bữa ăn
- và tiêu hóa.
Lá xanh, được dùng làm nguyên liệu trị:
- tiêu chảy,
- bệnh kiết lỵ..
Lá, hữu ích trong điều trị:
- giun đường ruột,
- đau bụng colique ,
- bệnh trĩ.hémorroïde,
- trị rối loạn tiêu hóa, như là buồn nôn buổi sáng,
- nôn và mữa ói.

► Chống nọc độc rắn :
Vỏ cây và rể cà ri có một tác dụng chống nọc rắn và được dùng để chữa trị những vết cắn động vật độc và côn trùng.
Ở Népal, bột nhảo (pâte) của rể được dùng có hiệu quả, trong khi ở Ấn Độ dung dịch nấu sắc lá có vị đắng dùng cho người bị rắn cắn.
Người Ấn Độ, một lần nữa đã sử dụng nước ép của trái pha trộn với lượng bằng nhau nước cốt chanh nhỏ để chữa trị hiệu quả vết chích hay vết cắn của loài côn trùng sinh vật có nọc độc.
► Bệnh về da :
Vỏ và rể được xem như là chất kích thích và được dùng săn sóc những mụn nổi ở da.
Lá, áp dụng cho da làm giảm ngứa.
Đồng thời cũng được khen ngợi trong việc sử dụng nuôi dưỡng chân tóc, thúc đẩy sự tăng trưởng tóc được khỏe mạnh và màu sắc bình thường.
► Những sử dụng khác ;
Người Ấn độ, lá cà ri có tác dụng:
- làm sạch máu,
- được sử dụng với bệnh lao,
- sốt,
- bệnh ho lao,
- và các trường hợp bị nhiễm độc.
Mặt khác, nước ép rể cây cà ri, có thể làm giảm chứng đau thận rénal.
Những hoạt động sinh học khác của cây cà ri Murraya koenigii như :
- chữa trị tiểu đường antidiabétique,
- Chống sự oxy hóa,
- Kháng khuẩn,
- chống viêm sưng anti-inflammatoire,
- Bảo vệ gan hépatoprotecteur,
- chống lượng cholestérole anti-hypercholestérolémique, v…v…
Trong cây cũng chứa những muối khoáng như sắt Fe….
Tinh dầu bay hơi được dùng làm chất định hình mùi thơm xà bông.
Lá, vỏ, rể của cây được dùng ở bản địa Ấn Độ như là một loại thuốc :
- bổ,
- kích thích,
- thuốc tống hơi,
- và làm thuốc kiện vị bổ bao tử stomachique.
Ứng dụng :
● Dùng lá trộn với nước ép chanh nhỏ và mật ong, để ngưng nôn mữa,
● Hoặc ngâm lá đã xấy khô trong nước đun sôi cũng dùng để ngưng ói mữa.
Nghiên cứu - dữ liệu lâm sàng
Dược học :
Hoạt động bảo vệ gan :
Dung dịch trích thêm những chất phân lập ( alcaloïdes carbazole và chất tanin ) của Murraya koenigii có nhữnghiệu quả đồng điệu trên những phân hóa tố gan, chuyển hóa, giảm peroxydation lipidique và giảm thiệt hại tế bào gan là những yếu tố góp phần hoạt động bảo vệ gan của cà ri murraya koengii.
Hoạt động ức chế acétylcholinestérase :
Mahanimbine là một alcaloïde phân lập từ ether dầu hỏa của những lá cà ri murraya koengii. Kumar NS và al đã phát hiện hợp chất có đặc tính chống hoạt động acétylcholinestarase, cách dùng không phụ thuộc liều lượng.
Hoạt động ức chế lipase tụy tạng :
Birari R và al, phát hiện rằng DCM, EtOAc và MeOH, những chất này trích từ lá cà ri cho thấy hoạt động anti lipase lớn hơn 80%.
Từ các chiếc xuất này, được cô lập 4 carbazole alcaloïdes :
- mahanimbin,
- koenimbin,
- koenigicine,
- và clausazoline-K.
Như thế được chứng minh rằng chất trên chịu trách nhiệm cho hoạt động ức chế này.
Hoạt động chống oxy hóa :
Hầu hết các đặc tính trị liệu do cây cà ri murraya koengii là do hoạt động chống oxy hóa.
Trong nhiều hợp chất đã được cô lập các alcaloïdes carbazole có khả năng chống oxy hóa, quan trọng nhất dựa trên nhiều nghiên cứu của nhiều nhóm làm việc.
Tachibana và al đã công nhận :
- euchrestins B,
- bismurraya foline E,
- mahanine,
- mahanimbicine,
- mahanimbine,
- koenimbine,
- O-methylmurrayamine A,
- O-methylmahanine,
- isomahanine,
- bismahanine,
- bispyrayafoline du chlorure.
Chiết xưất kéo dài đáng kể sự ổn định của tinh dầu chỉ số (OSI) với khả năng nhặt rác (piégeage) những gốc tự do (radicaux libres) chống lại gốc tự do DPPH.
Theo Ningappa, các protéin tinh khiết, chất chống oxy hóa từ lá cà ri murraya koengii và được xác định như PI, PII, PIII. PII là hoạt động hơn, thể hiện khả năng ức chế hoạt động của lipoxygénase, diène ( những hydrocarbure có nối đôi ) thực hiện ngăn chận, triène ( nối 3 )và thành lập những lipides tétraène ( nối 4 ) và quét bỏ khoảng 80% hydroxyle và các gốc tự do DPPH. Đồng thời, chúng cũng làm giảm cytochrome C và ion sắt Fe, và ức chế sulfate sắt : ascorbate gây ra sự phân cắt thành mảnh và oxy hóa đường 80 – 90%
Hoạt động chống bệnh tiểu đường :
Đối với những nhà thực nghiệm Ấn Độ, Cây cà ri murraya koengii có cả những hoạt động ngừa chống bệnh tiểu đường. Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu làm việc cho thấy rằng là cà ri murraya thực sự có những đặc tính trị liệu chống bệnh tiểu đường hiệu quả trong những kiểu mẫu thí nghiệm trên động vật.
Những đặc tính chống tiểu đường này được giải thích trên những cấp độ khác nhau.
- Bhat M và al cho rằng, chất alpha-amylase có đặc tính ức chế, giúp đở cũng như ngăn ngừa sự gia tăng thình lình của đường glycémine.
- Ponnusamy và al, phát hiện ra rằng, trích chất isopropanole có tác dụng tương tự ức chế trên phân hóa tố.
- Khan và al, cho rằng hoạt động hạ đường máu hypoglycémique là do glycogènesis tăng và giảm glycogenelysis và gluconeogenesis trong gan . Thí nghiệm được thực hiện trên mô hình chuột.
Điều này đã được chứng minh bằng các hoạt động gia tăng của synthetase glycogène và giảm hoạt động của phân hóa tố glycogène phosphorylase và gluconeogenique.
- Vinuthan nhận thấy rằng có một hoạt động gia tăng lượng insuline trong alloxane tăng ở chuột bị bệnh tiểu đường ở ngày thứ 43 và 58 ngày chữa bệnh bằng dung dịch nước và trích chất trong méthanole.
Họ giả định là hiệu ứng này có thể do một trong hai là kích thích sự tổng hợp chất insuline và / hay tiết ra bởi tế bào bêta của những « tiểu đảo » Langerhans tụy tạng.
- Arulselvan đồng ý với quan điểm trên và tiếp tục đi vào hệ thống bảo vệ chống oxy hóa, chịu trách nhiệm cho hiệu ứng này bằng cách giảm sự căng thẳng oxy hóa và thiệt hại tế bào bêta cơ quan tụy tạng

Lá cari- lá gia vị đa năng , lá chế biến món ăn

Người Ấn Độ ăn cà ri, thường như người Việt ăn cơm hàng ngày. Cà ri xuất hiện trong rất nhiều món ăn ở đất nước này. Thậm chí, người ta còn thấy rằng, người Ấn có “mùi” đặc trưng mà nguyên nhân là do thường xuyên ăn cà ri. Cà ri là một hỗn hợp bột gồm nhiều loại gia vị khác nhau, trong đó không thể thiếu lá cà ri.



Cà ri là món ăn ưa thích của người Ấn Độ

Người Ấn dùng món càri trong mỗi bữa cơm thường ngày với rất nhiều khẩu vị khác nhau: càri trứng, hải sản, thịt băm càri, chả viên càri, càri gà, càri bắp cải khô, càri rau củ… và thường là được nấu ở dạng khô. Món càri kiểu Ấn thơm ngon luôn có sự góp mặt của nhiều loại gia vị như: dầu, bơ, quế, đinh hương, nguyệt quế, lá cà ri. Trong đó, lá cà ri là một loại lá gia vị quan trọng không thể thiếu trong các món cà ri của họ.



Lá cà ri hiện diện trong nhiều món ăn của người Ấn Độ

Thực tế thì, xoay quanh lá cà ri cũng có nhiều điều thú vị liên quan đến món ăn và cả tính bài thuốc của nó mà có thể nhiều người chưa biết.



Với lá cà ri, bạn có thể dùng lá tươi hoặc lá đã phơi khô. Nếu dùng lá tươi thì nấu cà ri xong mới cho vào, như thế mới giữ được hương thơm của lá. Nếu dùng lá khô thì có thể cho vào sớm hơn nhưng lá cà ri sau khi nấu phải vớt bỏ, không ăn. Thỉnh thoảng, bạn có thể bắt gặp vài lá cà ri trong túi bột cà ri bán sẵn. Khi lấy ra ngửi thử, bạn sẽ nghe một mùi thơm rất đặc trưng.



Lá cà ri tươi

Nếu không dùng lá cà ri để nấu chính món cà ri mà bạn chỉ muốn một món chiên thoang thoảng mùi cà ri thì cho lá cà ri vào chiên, vớt ra rồi dùng dầu đó chiên thức ăn. Món ăn sẽ thơm ngon hơn hẳn mà đôi khi, người ăn không thể nhận ra đó là gì. Ngoài ra, lá cà ri chiên xong có thể dùng trang trí cũng rất đẹp.



Chiên lá cà ri để tạo mùi thơm



Lá cà ri chiên vừa để ăn, vừa dùng để trang trí

Tuy nhiên, ngày nay, người ta còn sáng tạo ra món ăn từ chiếc lá thơm tho này bằng cách tẩm bột chiên giòn như một món tempura kiểu mới. Lá cà ri giòn giòn, thơm thơm, khác hẳn nhiều món rau củ khác có thể làm bạn vô cùng thích thú.


Lá cà ri chiên tempura

Và cũng ít ai biết được rằng, lá cà ri có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó có thể chữa tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, có thể ngăn ngừa ung thư cũng như làm giảm các tác dụng phụ có thể xảy ra khi bệnh nhân bị ung thư điều trị bệnh bằng phương pháp hóa trị, xạ trị. Bên cạnh đó, dùng nước ép lá cà ri rất có lợi cho việc chăm sóc tóc, kết hợp với dầu dừa thì càng cho hiệu quả cao, giúp tóc óng mượt, khỏe và ngăn bạc sớm.

Ngăn chặn bệnh rụng tóc bằng lá cà ri


Thành phần dinh dưỡng của lá cà ri:

Theo phân tích của các nhà khoa học, lá cari có chứa rất nhiều nước (lượng nước chiếm tới 66,3%). Bên cạnh đó, lá cà ri còn chứa protein, chất béo và carbohydrat cùng một số nguyên tố vi lượng như sắt, photpho và canxi.

Lá cà ri

Ngoài ra, vitamin C (một thành phần khác trong lá cà ri) cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên tính năng ngăn rụng tóc hiệu quả của loại lá này.
Công dụng:

Vitamin C giúp chống lại các tác nhân gây lão hóa tế bào, đặc biệt là nang tóc. Bên cạnh đó, vitamin C còn giúp cải thiện và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể khỏe mạnh. Nhờ đó,bệnh rụng tóc được đẩy lùi.

Protein, chất béo và carbohydrate là những nguồn cung cấp dưỡng chất cho tóc phát triển. Đặc biệt, protein là thành phần cấu tạo nên sợi tóc. Sắt giúp kích thích sản sinh hemoglobin do đó hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu hiệu quả. Khi tóc được nuôi dưỡng đầy đủ, khả năng xuất hiện củatriệu chứng rụng tóc sẽ thấp hơn. Cũng chính nhờ thành phần dinh dưỡng này, lá cà ri còn có khả năng kích thích tóc mọc nhanh trở lại. Bệnh tóc bạc sớm cũng được cải thiện phần nào.


Ngăn chặn bệnh rụng tóc bằng lá cà ri

Đặc biệt, cholesteron – một trong những nguyên nhân tóc rụng sẽ được giảm thiểu khi chị em kết hợp lá cà ri với một số loại nguyên liệu khác để chế biến thành các món ăn. Sử dụng những món ăn này không chỉ là cách ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả mà còn là cách giảm cân hữu hiệu cho những người bị thừa cân hay béo phì.

Thêm vào đó, lá cà ri còn có khả năng điều trị các chứng bệnh liên quan đến tiêu hóa, điển hình với chứng rối loạn tiêu hóa và ăn không tiêu. Đây cũng chính là một trong những tính năng góp phần tạo nên khả năng ngăn chặn rụng tóc của lá cà ri. Sở dĩ như vậy bởi hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả sẽ cung cấp năng lượng cho việc hoạt động và dưỡng chất cho các tế bào phát triển. Vì thế, sợi tóc trở nên chắc khỏe và mượt mà hơn. Tóc mới cũng nhanh chóng mọc thay thế cho các sợi tóc cũ đã bị hư tổn.
Cách sử dụng:

Cách ngăn chặn bệnh rụng tóc bằng lá cà ri rất đơn giản và không tốn thời gian. Có thể lựa chọn mộ trong các cách dưới đây:



Chăm sóc tóc với lá cà ri rất đơn giản

- Cách 1: nguyên liệu bao gồm lá cà ri. Cách làm: đầu tiên rửa sạch lá. Sau đó, xay nhuyễn lá. Cách dùng:  bôi lá cà ri xay lên toàn bộ da đầu và tóc (cần gội đầu trước đấy). Sau khỏang 30 phút, gội lại đầu một lần nữa. Đây là bí quyết ngăn rụng tóc giản tiện nhưng hiệu quả khá cao.

- Cách 2: tương tự như trên nhưng cần cho thêm sữa gầy vào phần lá cà ri đã xay nhuyễn rồi trộn đều.

- Cách 3: nguyên liệu bao gồm lá cà ri và dầu dừa. Cách làm:  rửa sạch lá rồi cho toàn bộ vào đun cùng với dầu dừa ở lửa nhỏ trong vòng 30 phút. Cách dùng:  sử dụng nước này để gội đầu. Nước này cũng được coi là thuốc chữa bệnh rụng tóc hữu hiệu từ thiên nhiên.

Công dụng Chữa bệnh Lá cari


Là một loại gia vị nhưng lá cà ri không chỉ tăng hương vị của món ăn mà nó còn có nhiều công dụng chữa bệnh ít người biết đến.

• Trị chứng tiêu chảy: Lá cà ri dồi dào chất alkaloid carbazole đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiêu chảy . Để điều trị bệnh này, bạn chỉ cần giã nát lá cà ri rồi vắt lấy nước uống trực tiếp.

• Khó tiêu, buồn nôn: Lá cà ri còn có thể khắc phục chứng khó tiêu và buồn nôn rất hiệu quả. Bạn chỉ cần ép lấy nước cốt lá cà ri trộn với nước ép chanh tươi và đường vào rồi uống.

• Cải thiện thị lực: Lá cà ri cũng rất hữu ích trong việc cải thiện thị lực, ngăn chặn đục thủy tinh thể mắt vì nó chứa nhiều vitamin A.

• Lá cà ri rất có lợi cho việc chăm sóc tóc: Bạn chỉ cần lấy nước ép lá cà ri thoa vào tóc và massage da đầu, sau đó gội lại bằng nước sạch thì tóc rất óng mượt, không bị bạc sớm.

• Lá cà ri cũng có khả năng kiểm soát lượng cholesterol xấu trong máu và giúp cơ thể loại bỏ chất béo không có lợi cho sức khỏe.

• Một lợi ích khác nữa của lá cà ri là có thể làm giảm các tác dụng phụ có thể xảy ra khi bệnh nhân bị ung thư điều trị bệnh bằng phương pháp hóa trị, xạ trị.

• Lá cà ri cũng là thức ăn tốt cho bệnh nhân tiểu đường, kiểm soát lượng đường trong máu, làm giảm lượng triglycerid và cholesterol trong máu, giúp người bệnh giảm cân.

• Lá cà ri có khả năng ngăn ngừa ung thư nhờ chất ancaloit và chất chống ôxy hóa mạnh mẽ đồng thời, bảo vệ tế bào gan và tăng cường thải độc cho gan, cải thiện hệ tiêu hóa. Dịch chiết từ rễ cây cà ri còn có tác dụng bổ thận, chữa các chứng đau và các rối loạn có liên quan tiết niệu và sinh dục.

• Đối với phụ nữ mang thai bị nghén, hãy trộn một muỗng cà phê nước ép từ lá cà ri với một muỗng cà phê mật ong cùng nửa muỗng cà phê nước cốt chanh để kiểm soát cơn buồn nôn.

• Ngoài ra, bạn cũng có thể vò nát lá cà ri để làm thuốc đắp lên chỗ bị bỏng và vết bầm tím sẽ giúp mau lành vết thương.

Cây cà ri (curry) - Murraya koenigii


Cây cari
Đặc điểm:
- Thuộc loại thân gỗ, tuổi thọ bền. Cây có thể cao 3-5m. Lá có mùi thơm đặc trưng. Trái khi chín có màu đen. Chịu được các vùng đất phèn, mặn nhẹ.
Cách trồng:
- Cây Cà ri là giống ưa nắng cho nên vị trí trồng phải là nơi có đầy đủ ánh sáng.
Trồng chậu: được. Chậu có đường kính tối thiểu 30cm.
Vị trí trồng: ngoài trời.
Công dụng: trồng làm bóng mát, lá làm gia vị, làm thuốc.

Theo đông y: cây cà ri có tác dụng trị tiêu, chảy, buồn nôn, khó tiêu, ngăn ngừa ung thư và làm giảm các tác dụng phụ cho người trị bệnh ung thư bằng phương pháp hóa trị, xạ trị.

Trái cari
Cây cà ri có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka. Ở Việt Nam thì Nha Trang, Khánh Hòa là nơi trồng nhiều cây cari. Kết quả phân tích cho thấy có 66,3% nước, 6,1% protein, 1% chất béo, 16% carbohydrat và 4,2% khoáng tố vi lượng gồm canxi, photpho, sắt và một ít vitamin C được chứa trong 100g lá cà ri.

Điều trị rối loạn tiêu hóa: Khi bị rối loạn tiêu hóa do ăn không tiêu hoặc ăn quá nhiều chất béo thì dùng 1-2 muỗng dịch ép tươi từ lá cà ri, thêm một muỗng dịch ép trái quất và một ít đường chữa chứng đau bụng, buồn nôn và nôn mửa.

Đễ chữa rối loạn tiêu hóa, đầy hơi thì dùng lá cà ri nghiền mịn thành bột trộn với vài muỗng hỗn hợp bơ sữa, ăn vào lúc bụng đói. Ngoài ra, có thể chữa tiêu chảy, kiết lỵ và bệnh trĩ bằng lá cà ri nấu chín dùng ăn không hoặc trộn thêm mật ong…

Lá cà ri giúp chữa rối loạn tiêu hóa

Bệnh tiểu đường: Việc phòng chống bệnh tiểu đường sẽ có hiệu quả khi vào mỗi buổi sáng ăn 10 lá tươi cà ri (chọn lá không non không già) và ăn liền trong ba tháng. Hơn nữa, lá cà ri còn có tác dụng làm giảm lượng triglycerid và cholesterol toàn phần trong máu, giúp người bệnh giảm cân nên với bệnh nhân béo phì thì dùng lá cari rất tốt.

Tác dụng chống oxy hóa tế bào: Công dụng của lá cà ri là giúp ngăn ngừa ung thư nhờ tính chất chống oxy hóa tế bào, bảo vệ tế bào gan và tăng cường thải độc cho gan đã được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu dược phẩm Anh. Bên cạnh đó, tác dụng bổ thận, chữa các chứng đau và các rối loạn có liên quan tiết niệu và sinh dục còn là những lợi ích của dịch chiết từ rễ cây cà ri.

Tóc bạc sớm: Cơ thể có khả năng ngăn ngừa được bệnh tóc bạc sớm nhờ nguồn dinh dưỡng được chứa trong lá cà ri. Kết quả của các nghiên cứu cho thấy, tóc mới mọc ra trông khỏe hơn và sắc tố trở lại bình thường là nhờ chân tóc được nuôi dưỡng bởi lá cà ri. Có thể ăn lá bằng cách trộn giấm, nước xốt hoặc xay sinh tố với một ít bơ và sữa.

Chú ý: Phải phân biệt rõ rang, tránh nhầm lẫn cây cà ri với một cây khác cũng được gọi là cà ri hay điều nhuộm. Loại cây này có trái màu đỏ to như trái chôm chôm, người ta dùng để lấy sắc tố đỏ làm màu tự nhiên trong thực phẩm.
Cây giống cari 30cm 200k/ cây